090.696.6089 ngocanland@gmail.com

Đăng nhập

Đăng ký

Sau khi tạo tài khoản, bạn có thể theo dõi trạng thái thanh toán của mình, theo dõi xác nhận và bạn cũng có thể xếp hạng chuyến tham quan sau khi kết thúc chuyến tham quan.
Tên đăng nhập*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Tên*
Họ*
Email*
Điện thoại*
Quốc gia *
* Tạo tài khoản có nghĩa là bạn đã ổn với Điều khoản dịch vụ tuyên bố về quyền riêng tư .
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Đã là thành viên?

Đăng nhập

Reuters: Tại sao cùng kiểm soát được Covid-19 mà du lịch New Zealand vẫn chật vật trong khi du lịch Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng?

Trước khi Covid-19 bùng phát, công ty khởi nghiệp du lịch của Laura Douglas – một trang trại được bao quanh bởi những ngọn núi phủ tuyết ở phía Nam New Zealand, đã thu hút hàng trăm du khách nước ngoài mỗi tháng.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Reuters, Laura Douglas, doanh nhân 33 tuổi nói: “Tôi đến phát khóc vì những thiệt hại kinh doanh của mình”. Cô đã phải làm nghề tay trái – bác sĩ thú y – để trang trải trong những tháng vừa rồi.

Sự phục hồi đối với các công ty du lịch New Zealand dự kiến ​​sẽ chậm, trái ngược với cách ngành du lịch ở Việt Nam hồi phục. Việt Nam cũng là một quốc gia được ca ngợi là câu chuyện thành công ở châu Á vì đã đẩy lùi Covid-19.

Cả hai quốc gia đã nổi lên từ việc kiểm soát tốt đại dịch, giờ đây Việt Nam và New Zealand hầu như không có bệnh nhân Covid-19, dỡ bỏ nhiều hạn chế di chuyển, chỉ trừ du lịch quốc tế.

Reuters: Tại sao cùng kiểm soát được Covid-19 mà du lịch New Zealand vẫn chật vật trong khi du lịch Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng? - Ảnh 1.

Trong khi ngành du lịch của New Zealand đang gặp khó khăn với việc chờ đợi dòng khách từ nước ngoài, thì Việt Nam đã tăng trở lại nhờ có du lịch nội địa, theo dữ liệu du lịch và các chuyên gia trong ngành.

Theo ngân hàng trung ương, nền kinh tế New Zealand dự kiến ​​sẽ suy giảm tới 20% trong nửa đầu năm nay. Việt Nam thì vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng hàng năm trên 5%.

Tháng 7 thường là mùa du lịch cao điểm ở New Zealand, nhưng các chuyến bay đang bị giảm tới 40% so với cùng kỳ, theo số liệu từ công ty phân tích du lịch Cirium.

Reuters: Tại sao cùng kiểm soát được Covid-19 mà du lịch New Zealand vẫn chật vật trong khi du lịch Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng? - Ảnh 2.

Nhu cầu đặt phòng hàng tuần cho các căn hộ Airbnb và Vrbo từ giờ cho đến cuối tháng 7 giảm tới 55% so với năm ngoái và việc phục hồi là không thể xảy ra cho đến cuối năm nay, theo các dữ liệu đặt phòng từ AirDNA.

Ở Việt Nam, câu chuyện rất khác. Trong tháng 7, hơn 26.000 chuyến bay ước tính ​​sẽ vận chuyển 5 triệu người, tăng 16% và 24% so với năm ngoái.

Nguyễn Thị Thúy Anh, chủ một công ty du lịch có tên Minh Việt Booking, cho biết cô đang chứng kiến doanh số gia tăng đột biến đối khi các doanh nghiệp giảm giá để thu hút khách du lịch địa phương. “Nhiều người trước đây không có đủ tiền chi trả các dịch vụ năm sao. Giờ họ đang tận dụng các chương trình giảm giá để trải nghiệm các dịch vụ”, bà nói, đề cập đến các nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương trong việc thúc đẩy du lịch nội địa.

Ở một đất nước có cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ chưa phát triển, du lịch hàng không đã trở thành phương thức vận tải phổ biến. Các hãng hàng không Việt Nam đã bổ sung các tuyến và cung cấp nhiều vé ưu đãi với giá thấp nhất là 69.000 VND (3 USD).

Reuters: Tại sao cùng kiểm soát được Covid-19 mà du lịch New Zealand vẫn chật vật trong khi du lịch Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng? - Ảnh 3.

Một phân tích của Reuters về dữ liệu chuyến bay từ FlightRadar24 cho thấy TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cùng với đảo Phú Quốc và vịnh Cam Ranh – các điểm nóng du lịch – là những điểm đến hàng đầu cho đến giữa tháng 6 sau khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ vào cuối tháng 4.

Ở New Zealand, Thủ tướng Jacinda Ardern đang yêu cầu mọi người trải nghiệm du lịch nội địa, kêu gọi các nhà tuyển dụng xem xét các tuần làm việc 4 ngày và cho biết chính phủ đang tích cực xem xét bổ sung thêm các ngày nghỉ lễ trong năm nay để mọi người có thể đi du lịch.

Ngày 26/6, ông Ardern đã khởi động mùa trượt tuyết tại địa điểm du lịch Queenstown, với hy vọng điều đó sẽ thúc đẩy du lịch nội địa. Một số người New Zealand dường như đang chú ý đến các chương trình này.

Nhu cầu về khách sạn và cho thuê căn hộ ngắn hạn, dù nhìn chung là vẫn am đạm, nhưng có tăng trong những ngày cuối tuần, theo STR, một công ty phân tích ngành khách sạn. Các chủ doanh nghiệp du lịch cho biết một khoản ngân sách trị giá 256 triệu USD sẽ được Chính phủ New Zealand dành riêng để trợ cấp tiền lương và các chi phí khác cho du lịch trong khi khách quốc tế vẫn bị cấm.

Một nhà kinh tế cho biết, người nước ngoài chiếm khoảng 50% ngành du lịch, đóng góp 10,34 tỷ USD vào GDP ở New Zealand. “Dù chúng tôi làm gì, chúng tôi cũng sẽ không thể lấp lỗ hổng đó chỉ bằng cách đẩy mạnh du lịch nội địa hoặc bong bóng du lịch”, ông nói, đề cập đến một đề xuất được mời chào vào tháng trước, cho phép di chuyển giữa Úc và New Zealand.

Đối với cô Douglas, suy thoái có nghĩa là dùng tiền túi của mình và xoay vòng càng nhiều càng tốt để thu hút du lịch địa phương. ” Cũng như nông nghiệp, không phải lúc nào bạn cũng có mùa màng bội thu”, cô ấy nói.

Bình Luận